Trong kinh doanh online việc giấu đi giá của sản phẩm là việc hết sức phổ biến, tuy nhiên khách hàng và ngay cả chính bạn một người sắp sửa khởi nghiệp cũng muốn biết tại sao phải không ?
Tại sao kinh doanh online giá sản phẩm không công khai ??
Có thể bạn không biết nhưng có nhiều lý do khiến người kinh doanh online không thể để giá sản phẩm trên website, hay trực tiếp công khai giá sản phẩm khi khách hàng hỏi trực tiếp trên các trang mạng xã hội và lý do thường đến từ 4 điều sau:
- Bảng giá chưa hoàn chỉnh, và có quá nhiều sản phẩm trên website đang thiếu giá mà bạn lại không có thời gian để bổ sung cập nhật
- Giá hàng hóa của bạn thay đổi liên tục, bạn không tài nào cập nhật liên tục.
- Bạn sợ đối thủ cạnh tranh sẽ khảo giá của bạn và bán với giá thấp hơn. Và khi khách hàng vào xem thông tin, họ thấy giá của bạn cao hơn đối thủ nên sẽ nghĩ rằng bạn bán đắt hơn đối thủ.
- Bạn là nhà phân phối (hoặc sản xuất), bạn sợ rằng khi tung giá bán của bạn ra sẽ ảnh hướng đến các đại lý bán lẻ đang phân phối sản phẩm của bạn.
Theo Be Training, tất cả mọi việc đều có mặt tốt và mặt xấu của nó, việc bạn để giá hoặc không để giá khi kinh doanh online cũng vậy. Nhưng trong 4 tình huống kể trên, việc để giá sản phẩm của bạn vẫn có ý nghĩa tích cực nhiều hơn. Hãy cùng Be Training phân tích tại sao lại nên công khai giá nhé:
Không công khai giá sẩn phẩm kinh doanh online vì “Bảng giá chưa hoàn chỉnh”
Bạn có nghĩ đến việc bao nhiêu khách hàng tiềm năng sẽ mất đi chỉ vì bạn không bỏ 1 tuần ra hoàn tất thông tin và đưa lên trên web? Vấn đề này rất dễ xử lý, chỉ cần bạn đặt tay lên bàn phím hoặc ra mệnh lệnh cho nhân viên phụ trách. Là sẽ xong !!!
Không công khai giá vì “Mặt hàng bạn đang kinh doanh online có giá biến động liên tục”
Do đó dù có phải thuê riêng một người chỉ để cập nhật dữ liệu lên website, bạn cũng phải thực hiện. Điều may mắn là ngày nay đã có những công cụ tốt hơn để cập nhật dữ liệu lên website một cách nhanh chóng.
Không công khai giá vì sợ “Lộ thông tin về giá và bị canh tranh gay gắt”
Do đó việc không để giá trên website chẳng những không bảo vệ thông tin của bạn trước đối thủ mà lại làm cho bạn cách biệt với khách hàng nhiều hơn. Lợi hại như thế nào chắc bạn hoàn toàn có thể tự cân nhắc. Theo thống kê của cá nhân tôi, thường các doanh nghiệp đã tồn tại ổn định trên thương trường thì giá bán lẻ không bao giờ được liệt kê vào dạng thông tin cần được bảo mật.
Bạn là nhà phân phối và sản xuất, bạn không thể đưa giá của bạn ra vì các đại lý sẽ không bán được hàng.
Nếu bạn đã xác định mình là nhà phân phối lớn, tất nhiên đừng cạnh tranh với chính đại lý của bạn về giá, mà hãy dùng giá để hỗ trợ cho họ. Nói một cách đơn giản, bạn hãy để giá bán lẻ là cao nhất, hãy làm cho bất kỳ đại lý nào cũng có giá bán thấp hơn của bạn.
Hơn nữa giá bán lẻ cũng sẽ được dùng như một công cụ kiểm soát giá thành trên thị trường, tránh việc sản phẩm của bạn bị đội giá quá cao dẫn đến sức tiêu thụ giảm đi. Nếu có thể ứng dụng linh hoạt giá như thế, tại sao bạn lại thay vào đó bằng mấy chữ chán ngắn: “Liên hệ” hoặc “Call”. Nếu bạn làm website với mục đích bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm, hãy nhớ rằng, dù thế nào đi nữa, phải có giá cho sản phẩm nếu bạn không muốn bị loại ngay từ vòng giữ xe của cuộc chơi mang tên gọi Thương Mại Điện Tử.