7 Mô hình kinh doanh khởi nghiệp ít vốn dễ thành công nhất 

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp mà bạn muốn lựa chọn khi ra khởi nghiệp chắc chắn sẽ là một bài toán khó ngay từ bước đầu tiên. Bạn không biết lựa chọn mô hình kinh doanh gì phù hợp và không biết trên thị trường hiện nay có bao nhiêu mô hình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó nhé!

Những mô hình kinh doanh khởi nghiệp

Các mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam sẽ được mình liệt kê bên dưới. Nhưng để khởi nghiệp bạn không phải làm hết tất cả các mô hình đó mà phải chọn một mô hình duy nhất. Bạn cần tìm hiểu sâu hơn mô hình đó để có thể tìm được một ngách mà ít người hoạt động nhất để dễ dàng phát triển khi khởi nghiệp. Một số mô hình cụ thể như sau: 

  1. Thương mại
  2. Dịch vụ
  3. Sản xuất
  4. Gia công
  5. Bách hóa tổng hợp
  6. Mô hình công nghệ
  7. Mô hình đầu tư

7 cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng B2B hiệu quả

Đặt câu hỏi về mô hình kinh doanh bạn hướng đến là điều quan trọng

Các nhóm khách hàng của mô hình đó

Sau khi xây dựng mô hình kinh doanh xong, thì bạn phải xác định được nhóm khách hàng cụ thể vừa phù hợp với mô hình đó, lại vừa phù hợp với bạn. Chỉ khi biết được khách hàng thì bạn mới có lộ trình để phát triển mà không bị lệch lạc và thất bại. Khách hàng được thống kê trong kinh doanh gồm có các nhóm chính sau:

  • B2B
  • B2C
  • B2G
  • B2B2C
  • C2CXây dựng Chân dung khách hàng Doanh nghiệp B2BTìm kiếm khách hàng phù hợp cho mô hình kinh doanh 

Một số lưu ý khi khởi nghiệp 

Bài học từ những người khởi nghiệp đi trước là: “Người khởi nghiệp khôn ngoan phải có phương án đi cụ thể, tránh xa những mô hình cần vốn và trường vốn nhiều quá”. Một số điều cần tránh khi chọn mô hình là không chọn những mô hình kinh doanh có quá nhiều vốn, làm giấy phép nhiều và phức tạp, sản phẩm quá lạ với thị trường và ít được mọi người đón nhận. Bạn phải khảo sát đủ và rõ ràng để tránh nhảy vào thị trường đỏ có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. 

Ngoài ra, các mô hình kinh doanh hiện nay đều chứa những điểm chết của mỗi mô hình. Bạn đã lựa chọn mô hình thì bạn phải xác định được những lỗ hổng mà bạn phải gặp phải khi khởi nghiệp. Chẳng hạn, khi bạn xây dựng mô hình homestay thì điểm chết ở đây là: cần nguồn lực lớn, khách lẻ có thường xuyên quay lại hay không?, chi phí vận hành lớn, công suất phòng phải duy trì trên 80%. Chỉ khi bạn tìm ra được điểm chết và giải ra các bài toán này thì bạn mới có thể thành công được. 

Bạn cần phải phân tích và có góc nhìn rõ ràng cụ thể. Ngay cả vấn đề vận chuyển bạn cũng xem xét kỹ càng, xem rằng mặt hàng đó có dễ vận chuyển, nguồn cung có lớn không?

Vấn đề tồn kho cũng đáng được quan tâm về vấn đề có dễ bảo quản không, có thường xuyên bị hư hỏng hoặc bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài không. Với thời đại công nghệ 4.0 thì đồng nghĩa với việc bạn chọn sản phẩm bạn cũng nên suy nghĩ nó có dễ tự động hóa không, ít phụ thuộc vào tay nghề. 

Một số tips để bạn chọn ngách dễ dàng hơn: dựa vào nhân khẩu học, độ tuổi của khách hàng, giới tính, độ tuổi, mức thu nhập,… của nhóm khách hàng bạn chọn ban đầu. Hoặc có thể chọn theo tháp nhu cầu của Maslow, theo thói quen tiêu dùng của khu vực. 

 

Trên đây là một số ý chính về mô hình kinh doanh khởi nghiệp để giúp bạn trang bị được nhiều kiến thức nhất, có thể bước vào môi trường mới. Để có thể hiểu thêm được nhiều hơn và có các ví dụ minh họa cụ thể bạn hãy truy cập vào video youtube bên dưới để có thể xem nhé!

Đọc thêm bài viết:Nghề dễ khởi nghiệp kinh doanh

Fanpage: Be Training – Vườn Ươm Doanh Nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.